Lý thuyết cơ bản về Sợi và Vải thun trong may mặc

Chất lượng của một chiếc áo thun được đánh giá bởi ba tiêu chí là chất liệu, kiểu dáng và kích thước. Kiểu dáng và kích thước có thể dựa vào số đo cụ thể cùng sở thích cá nhân để lựa chọn, nhưng chất liệu thì cần có một số những "bí kíp" cơ bản thì chúng ta mới có thể đánh giá và nhận định đúng được. Vải may áo thun thường được biết đến là vải có nguồn gốc sợi cotton từ cây bông vải. Khi trái bông vải già đi và bắt đầu khô nứt lớp vỏ ngoài thì công việc thu hoạch xơ bông được tiến hành

Trên đây là quy trình để những trái bông vải hóa thân thành những cuộn thun cotton sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu áo thun khổng lồ của cả thế giới với chất lượng và chủng loại đa dạng. Theo như đúng quy trình thì chất lượng của một loại vải thun sẽ được đánh giá tương ứng tại cả ba phân khúc. Xơ, Sợi và Vải. 

Căn cứ vào độ dài, độ bền sợi, đường kính, độ bóng, độ phản quang, màu sắc, hàm lượng tạp chất,.. mà xơ bông vải được phân loại và sắp xếp theo thứ hạng từ thấp đến cao như trên hình. Ở phân khúc sợi thì tùy thuộc vào tỉ lệ sợi cotton mà vải thun về cơ bản được chia thành 4 loại: PE (0%); TC (35%); CVC (65); Cotton 100%. Thành phần sợi còn lại là sợi nhân tạo Polyetylen với vai trò làm cho sợi vải được dai, bền và bóng hơn.

Tuy nhiên do tính chất không thấm hút, giữ nhiệt và độ cứng lớn nên vải thun có thành phần polyetylen càng cao thì càng gây cảm giác thô cứng, nóng bức và không thoải mái cho người mặc. Vải thun có hàm lượng cotton càng cao thì dễ bám bẩn với bụi và dầu mỡ hơn nhưng cũng dễ giặt rũ, cũng như các chất liệu tự nhiên khác (như da thuộc chẳng hạn) dễ bị nhàu khi vò bằng tay nhưng không bị xù khi sợi vải bị cắt ngang, thấm hút mồ hôi tới 65% trọng lượng khô và an toàn cho các làn da nhạy cảm.

Tương truyền rằng Hoàng đế Louis XIV của nước Pháp rất ít khi tắm và mỗi ngày ông chỉ dùng khăn được làm hoàn toàn từ sợi cotton để rửa mặt. Cuối cùng, các loại vải thun sẽ được căn cứ vào phương pháp dệt, độ bền chặt, đồng đều của các mắt dệt, màu sắc, họa tiết in ấn (nếu có), khả năng co giãn (2 chiều hay 4 chiều) để đánh giá chất lượng và tùy theo kích thước mắt lưới khi dệt mà phân loại ra thun lạnh, thun trơn, thun các sấu, thun cá mập (Kích thước mắt lưới lớn dần).

Có một thực tế là những nhà sản xuất xe hơi Toyota của Nhật Bản đã từ chối mua trực tiếp bánh cao su nguyên liệu thô từ nhà cung cấp Việt Nam và nhất định chỉ chịu mua sản phẩm với giá cao ngất sau khi qua tay trung gian Austraylia. Câu chuyện "cười" ra nước mắt này cho thấy việc kiểm soát được nguồn gốc nguyên liệu đầu vào của sản xuất là một việc vô cùng khó khăn, ngay cả với những người khổng lồ sừng sỏ lâu năm của Thế giới.

Tại thời điểm hiện nay, thị trường hàng hóa Việt Nam nói chung và thị trường nguyên liệu phụ kiện may mặc nói riêng được đánh giá là vô cùng khó kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ cũng chư chất lượng thực tế vì khối tượng hàng quá lớn và tinh thần "Năng động", "Tự chủ" của các nhà cung cấp quá cao. Ngay cả khi đã đi vào một khu thương mại có tiếng hay một khu chợ lớn và thậm chí là "cất công", "cất của" tới tận những cửa hàng may đo với giá cả vời vợi cũng chưa có gì đảm bảo rằng bạn sẽ được "mục sở thị" những sản phẩm "đúng như lời quảng cáo".

Hy vọng một số thông tin và kiến thức cơ bản này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm để lựa chọn được những chiếc áo thun đạt "Đúng" chất lượng mà mình mong muốn.

TG xin chào tạm biệt tất cả các bạn và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến