Chiếc váy trong văn hóa Việt

vay xoe


Ngày nay, sự hiện diện của những chiếc váy ở các vùng nông thôn Việt Nam vẫn bị coi là rất "dị" và "thành thị". Còn ở những nơi trang nghiêm như trường học, chùa chiền,.. thì những chiếc váy trong tâm thức nhiều người có khi còn là "thứ gì đấy" ẩn chứa một sự thiếu nghiêm túc. 

Thế nhưng thứ trang phục từ thời xa xưa mà cha ông ta thực sự muốn giành tặng cho các thế hệ phụ nữ Việt lại chính là những "chiếc váy". Ngoại trừ một số đồng bào dân tộc vẫn duy trì truyền thống trang phục gốc phương Bắc như Giáy, Nùng, La Chí,.thì ở khắp mọi nơi trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta.
vay co truyen

Từ miền xuôi tới miền ngược, từ miền biển đến đồng bằng, đây vẫn là loại trang phục "gốc" giành cho giới chị em phụ nữ.

Những chiếc váy là trang phục nữ được phát kiến đầu tiên của ông bà ta cũng như cư dân khắp khu vực Nam Á có khí hậu nóng ẩm nói chung vì nó "mát" và dễ dàng xăn, kéo lên cao - Vừa phù hợp với điều kiện thời tiết, vừa thuận tiện cho lao động sản xuất - Khác với những chiếc quần thích nghi với đời sống du mục quanh năm trên lưng ngựa ở các vùng có khí hậu lạnh giá.
trang phuc dan toc


vay gian di
Dưới ảnh hưởng của chính sách đồng hóa văn hóa thông qua trang phục của các triều đại phương Bắc, những chiếc quần dành cho "nữ giới" đã bắt đầu lác đác xuất hiện ở các chốn thị thành vào thời Lê và ngay lập tức được "chấn chỉnh" bởi chiếu chỉ "Cấm phụ nữ mặc quần có ống để bảo tồn Quốc phục" của vua Lê Huyền Tông (1665)

Có thế mới biết, ở nữ giớichính việc mặc váy mới là hành động mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc chứ không phải là những chiếc quần rào kín trên dưới trước sau phải không các bạn!
TG Fashion xin chúc tất cả các bạn nữ sẽ luôn luôn tự tin và rạng ngời trong loại hình trang phục "truyền thống" cổ xưa này của dân tộc nha!




Nhận xét

Bài đăng phổ biến