Nghề Kim hoàn (Kỳ 1) : Nghề chạm bạc của người Dao Tiền




Bạc được xem là linh hồn trong các gia đình người Dao, nhất là người Dao Tiền. 

Bạc có mặt trong tất cả các nghi lễ, phong tục của người dân, từ cúng bái, ma chay tới cưới hỏi. 

Một người phụ nữ Dao Tiền trung bình sở hữu 4 kg bạc trang sức. Bạc gắn liền với người Dao từ khi họ sinh ra cho tới khi họ về với tổ tiên, ông bà. Những người con trai lo dành dụm sắm bạc để làm lễ vật cưới vợ và trong suốt cuộc đời họ lại làm lụng, tích góp để mua bạc tích trữ.

Do nhu cầu về bạc trang sức trong cộng đồng rất lớn, nên nghề chạm bạc có điều kiện phát triển từ rất sớm. Ông tổ nghề chạm bạc của làng Đồng Xâm (Kiến Xương, Thái Bình) nổi tiếng, tương truyền được cho là một trong những nghệ nhân chạm bạc đến từ Cao Bằng – Tên là Nguyễn Kim Lâu. 

Kỹ thuật chạm bạc của người Dao rất điêu luyện. Tuy chỉ sử dụng các dụng cụ thủ công rất thô sơ như đe, búa, bễ, kéo cắt,…nhưng các nghệ nhân vẫn có thể tạo ra được các sản phẩm bạc trang sức rất hoàn hảo và cân đối – Có thể ngay lập tức viết lên một dấu ấn đặc trưng mạnh mẽ trong tâm trí người thưởng lãm.



Các sản phẩm chạm bạc của người Dao Cao Bằng mang nét giản dị, khỏe khoắn, đáng yêu, khác biệt rõ rệt với vẻ đẹp tinh tế, cầu kỳ của người Việt dưới xuôi. 


Những chiếc vòng cổ, vòng tay, xà tích,…và các vật dụng bằng bạc nổi bật trên nền chàm, nền đen của các bộ trang phục khiến các thiếu nữ Dao như  sáng lên lung linh dưới ánh nắng, theo từng bước chân di chuyển nhịp nhàng. Phục sức bằng bạc chính là biểu tượng và chuẩn mực cho cái đẹp của các thiếu nữ Dao nơi miền sơn cước.



Sự tiếp nối của kỹ nghệ chạm bạc nơi đây sẽ diễn ra tại mảnh đất Kiến Xương, Thái Bình - Nơi làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng đã có công làm thăng hoa giá trị nghệ thuật của kỹ nghệ chạm bạc truyền thừa từ tổ nghề Nguyễn Kim Lâu...

TG-Fashion xin chào và Hẹn gặp lại các bạn trong kỳ 2 của loạt bài viết về Nghề kim khí – Làng chạm bạc Đồng Xâm – Thái Bình nhé!


Nhận xét

Bài đăng phổ biến